Nhang trầm hương do trầm hương pháp bảo sản xuất với nhiều năm trong ngành sản xuất để đảm bảo chất lượng và hơn nữa yếu tố sạch rất quan trọng đối với môi trường sống vì vậy đối với trầm hương pháp đặt lên hàng đầu về trầm hương đốt “Nhang sạch – Vì Sức khỏe của Bạn và Cộng đồng”

Đây là những sản phẩm mà trầm hương pháp bảo sản xuất theo model: có kích thước và trọng lượng

Nhang trầm hương:

– Nhang Trầm Hương Có Tăm 40cm 250g PTC-40-250
– Nhang Trầm Hương Có Tăm 40cm 80 Cây PTC-40-80
– Nhang Trầm Hương Có Tăm 50cm 100 Cây PTC-50-100
– Nhang Trầm Hương Có Tăm Đặc Biệt 40cm 100 Cây PTCĐ-40-100
– Nhang Trầm Hương Có Tăm Loại Lớn 40 Cây Cao 40cm PTC-40-40B

Nhang Trầm hương
Nhang Trầm hương

Nhang trầm nụ: 
– Nhang Trầm Nụ Thác Khói 50 Nụ PNT-50TK
– Nhang Trầm Nụ Thác Khói 60 Nụ PTK-60
– Nhang Trầm Nụ Thác Khói Đặc Biệt 30 Nụ PTKĐ-30
– Nhang Trầm Nụ Thác Khói Đặc Biệt 60 Nụ PTKĐ-60
– Nhang Trầm Nụ Thác Khói Thượng Hạng 30 Nụ PNTĐ-30TK

Nhang Trầm Nụ
Nhang Trầm Nụ

Nhang vòng trầm hương
– Nhang Vòng Trầm Hương 24h/vòng 3 Vòng PVT-24-3
– Nhang Vòng Trầm Hương 4h/vòng 15 Vòng PVT-4-15
– Nhang Vòng Trầm Hương 4h/vòng 30 Vòng PVT-4-30

Nhang trầm hương (uy tín - chất lượng) sạch, nguyên chất giá rẻ
Nhang trầm hương (uy tín – chất lượng) sạch, nguyên chất giá rẻ

Nhang trầm hương không tăm:
– Trầm Không Tăm Đặc Biệt 20cm 80 Cây PKTĐ-20-80

nhang trầm hương không tăm
nhang trầm hương không tăm

Nguyên liệu sạch nhang trầm hương: Sản xuất 100% bột gỗ trầm nguyên chất tự nhiên + ít keo bời lời tạo sự kết dính:

– TRẦM HƯƠNG PHÁP BẢO CAM KẾT NHANG KHÔNG HOÁ CHẤT
– TRẦM HƯƠNG PHÁP BẢO CAM KẾT HOÀN TIỀN 100% NẾU BẠN DÙNG MÀ KHÔNG HÀI LÒNG VỀ SẢN PHẨM
– TRẦM HƯƠNG PHÁP BẢO CAM KẾT ĐỔI TRẢ HÀNG VÔ ĐIỀU KIỆN.

Trầm Hương Pháp Bảo

“tìm về thiên nhiên”
Sản Xuất và Phân Phối Sỉ và Lẻ Nhang Trầm Nguyên Chất Thác Khói Trầm HươngNhang Quế Sạch Tự Nhiên.
“Nhang sạch – Vì Sức khỏe của Bạn và Cộng đồng”
Tuyển Đại Lý và CTV Toàn Quốc
Address:145/44/16 Đường TX52, P.Thạnh Xuân, Q12
Website:TramHuongPhapBao.com
facebook.com/tramhuongphapbao
Hotline: 0938007306

 

(0)

Nhang Trầm hương đốt (gỗ trầm hương)

Nhang mới không quá xa lạ với người thiền, và theo phong thủy. Tuy nhiên, ít ai biết được cặn kẽ về loại “thảo mộc” đặc biệt này.

Với công dụng chữa bách bệnh, làm đẹp, mang văn hóa dân tộc, trầm hương là gì có thể sẽ là thứ bạn phải tò mò muốn biết sau khi nghe tên.

Nhang Trầm Hương đốt là gì?

– Trầm hương theo giân dan, trầm hương tạo thành do hương trời bay theo gió đáp vào chỗ bị thương trên cây Dó Bầu, hòa vào nhựa chảy ra từ vết thương ấy, hun đúc theo thời gian, tạo thành trầm, chứa đựng linh khí đất trời. Tuy nhiên, khoa học phát triển, khái niệm trầm hương được hoàn thiện như sau:
Trầm hương là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây Dó mọc nhiều ở trong những cánh rừng già Nam Bộ Việt Nam. Khi cây dó bị tổn thương (do bom đạn, thiên tai, con người…), cây sẽ tiết ra nhựa thơm để chữa lành vết thương trên thân cây, phần gỗ bị tổn thương được tích dầu trở thành một loại gỗ quý thơm, đó chính là trầm hương. Do đó, đây cũng là đặc điểm giúp người đi địu tìm trầm (hay còn gọi là phu trầm) phát hiện ra cây có trầm hương, thường là những cây bị bom đạn găm vào, cây bị giông gió làm gãy cành hay bị sét đánh.

– Theo truyền thống dân gian và khoa học con người đã tạo ra nhang trầm hương tạo nên món tinh thần cho người việt: Nhà sản xuất tạo ra nhiều hình dáng nhang trầm hương khác nhau được làm từ gỗ trầm hương:

Hình ảnh nhang Trầm hương đốt:

nhang trầm hương có tăm

TRẦM HƯƠNG NỤ THÁP
TRẦM HƯƠNG NỤ THÁP
nhang vòng trầm
nhang vòng trầm
nhang trầm hương không tăm
nhang trầm hương không tăm

Bán nhang trầm hương trên 64 tỉnh thành: An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn,Bạc Liêu,Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định,  Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang,Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định,Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long,Vĩnh Phúc, Yên Bái,Phú Yên, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội, TP HCM

Trầm Hương Pháp Bảo
“tìm về thiên nhiên”
Sản Xuất và Phân Phối Sỉ và Lẻ Nhang Trầm Nguyên Chất,  Thác Khói Trầm Hương, Nhang Quế Sạch Tự Nhiên.
Nhang sạch – Vì Sức khỏe của Bạn và Cộng đồng”
Tuyển Đại Lý và CTV Toàn Quốc
Address:145/44/16 Đường TX52, P.Thạnh Xuân, Q12
Website:TramHuongPhapBao.com
facebook.com/tramhuongphapbao
Hotline: 0938007306
(0)

Cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo là người Việt sẽ làm lễ cúng và phóng sinh cá chép đưa ông Táo về trời. Vậy tục phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo có ý nghĩa như thế nào?
Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, khi không khí mùa xuân đang náo nức đổ về trên mọi miền Tổ quốc, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Táo về trời (Tết Táo Quân, Tết ông Công…). Đây là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam được lưu truyền trong dân gian từ nhiều đời nay.
Người Việt tin rằng, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo chuyện bếp núc, và mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Đến Giao thừa, Táo quân trở lại hạ giới để tiếp tục công việc của mình.
Từ ngày xửa ngày xưa, khi con người vẫn còn sống theo lối du mục, rồi định cư trồng lúa, làm nương, tức là lúc con người biết nấu nướng, làm chín thức ăn, con người đã tin rằng luôn có một vị thần bếp canh giữ, và ban may mắn cho gia đình. Vị thần bếp đó chính là Táo Quân.
Vì Táo Quân quanh nằm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện xảy ra, dù chuyện tốt hay chuyện dở. Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.
Cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả, ngụ ý “cá hóa long”, nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời.
Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.
Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, đồng thời còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.
Mâm lễ vật chuẩn bị cho cúng Ông Táo.
Bàn thờ Phật gồm: hương hoa, trái cây, đèn nến, nhang trầm nguyên chất (nếu có), thức ăn chay thanh khiết (cơm, xôi, chè, bánh mứt,… không có thức ăn xào, kho, chiên,…)
Bàn thờ ông Táo tại bếp (Nếu chưa có thì bày lễ vật vào một mâm riêng cúng tại Bếp): Hương hoa, đèn nến, trầu cau, trà, nước uống, bánh kẹo, trái cây, thức ăn chay… Có thể có thêm cá chép sống để thả sau khi cúng.
Sau khi bày lễ thì đốt nến (đèn), thắp nén nhang trầm lên bàn thờ Phật, bàn thờ Gia tiên(nếu có) và đến bàn thờ ông Táo thành kính chắp tay khấn nguyện.

 

VĂN KHẤN CÚNG 23 THÁNG CHẠP
(Lời khấn cho lễ cúng đưa ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Hộ Pháp Chư Thiên Bồ Tát
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm………
Tín chủ (chúng) con……………………….
Ngụ tại :……………………………………………
Chúng con thành tâm thiết lễ hương hoa lễ vật dâng cúng. Chúng con thành tâm thỉnh mời Mười Phương Chư Phật, chư Đại Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng các bậc thành hiền cùng chư vị thiện thần Hộ Pháp và chư vị Thổ thần, Táo quân lai lâm chứng giám cho chúng con.
Một năm cũ sắp qua, năm mới sắp đền, ngưỡng nguyện Mười phương Tam Bảo, Long Thần Hộ Pháp, Chư vị Thổ Thần, Táo quân từ bi gia hộ cho năm mới gia đình được bình yên và ổn định trong cuộc sống. 
Chúng con cũng nguyện Mười Phương Tam Bảo phóng ánh sáng bảo liên phù hộ cho những chú cá này cùng bao thú vật khác sớm thoát khỏi thân phận cầm thú thấp hèn, giết hại, chờ duyên phúc tái lai một lòng theo Phật pháp. Nguyện hồi hướng công đức này cho Ông bà Tiên linh nội ngoại, cửu huyền thất tổ được ấm no an lạc; cho gia quyến bệnh tật tiêu tan, ách nạn qua khỏi
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Sưu Tầm (Baomoi)

 

Trầm Hương Pháp Bảo

“tìm về thiên nhiên”
Sản Xuất và Phân Phối Sỉ và Lẻ Nhang Trầm Nguyên Chất Thác Khói Trầm HươngNhang Quế Sạch Tự Nhiên.
“Nhang sạch – Vì Sức khỏe của Bạn và Cộng đồng”
Tuyển Đại Lý và CTV Toàn Quốc
Address:145/44/16 Đường TX52, P.Thạnh Xuân, Q12
Website:TramHuongPhapBao.com
facebook.com/tramhuongphapbao
Hotline: 0938007306
(0)

 Theo tục lệ người Việt, ngày 23 tháng chạp (Âm lịch) hàng năm là ngày các gia đình thường làm cơm cúng, tiễn đưa ông Táo về trời. Sự tích này, bắt nguồn từ xa xưa từ những câu chuyện mà dân gian lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Sự tích 1
Tương truyền có hai vợ chồng vì quá nghèo khổ nên phải bỏ nhau để đi tha phương cầu thực. Người vợ may mắn nên lấy được một anh chồng giàu, có của ăn của để. Còn người chồng thì trở thành kẻ hành khất kiếm sống qua ngày.
Năm ấy vào đúng ngày 23 tháng Chạp, người vợ đang lúi húi đốt vàng mã ngoài sân thì có một người ăn xin ăn mặc tả tơi, nhem nhuốc bước vào, nhận ra đó chính là người chồng cũ mà mình từng yêu thương người vợ động lòng. Nhanh chóng vào nhà lấy tiền bạc, cơm gạo ra cho.
Sự tích ông Công ông Táo - Ảnh 1
Người chồng mới nhìn thấy, biết chuyện, nổi cơn ghen nghi ngờ vợ. Khó xử, tuyệt vọng vì không giải thích cho chồng mới hiểu, người vợ lao vào bếp lửa tự vẫn. Người chồng cũ vì vẫn còn yêu thương, đau xót cũng nhảy vào chết theo. Người chồng mới vì ân hận nên cũng nhảy vào đám lửa đỏ rực.
Lúc ấy, trời xanh trên cao cảm động bởi tình nghĩa sâu nặng của 3 người nên phong làm vua bếp. Và từ đó, dân gian mới có câu ca rằng:
“Thế gian một vợ một chồng
Chẳng như vua bếp hai ông một bà”
Sự tích  2
Câu chuyện kể về đôi vợ chồng Thị Nhi và Trọng Cao, ăn ở với nhau mặn nồng tha thiết, nhưng mãi không có một mụn con. Dần dà, Trọng Cao thường kiếm cớ dằn vặt vợ. Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Trọng Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Thị Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Cuối cùng, Trọng Cao quyết tâm đi tìm vợ về.
Sự tích ông Công ông Táo - Ảnh 2
Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Trọng Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Vào đúng ngày 23 tháng Chạp, Thị Nhi đang đốt vàng mã ngoài sân, một hành khất vào ăn xin. Thị Nhi nhận ra người chồng cũ của mình, động lòng thương đem gạo ra cho. Bị Phạm Lang nghi ngờ, Thị Nhi lấy làm xấu hổ đâm đầu vào đống lửa đang đốt mã mà tự tử. Trọng Cao cảm tình ân nghĩa cũng lao vào lửa mà chết theo, Phạm lang vì mối tình thương vợ, cũng nhảy vào cùng chết.
Trên cao Ngọc Hoàng thượng đế, đã chứng kiến hết câu chuyện nên phong cho 3 người mỗi người một chức vụ khác nhau:
Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp.
Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà.
Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.
Sự tích 3
Chuyện kể về 2 vợ chồng nghèo. Vợ quanh năm suốt tháng bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Còn chồng đi đi buôn, biệt tăm biệt tích, năm về vài lần. Và một chuyến đi buôn xa, chồng đi biền biệt, bặt vô âm tín. Người vợ mỏi mòn chờ đợi 10 năm. Sau đó, nghĩ chồng đã chết nên vợ lấy người chồng khác làm nghề săn bắn, nuôi 1 tên đầy tớ tên là Lốc.
Ngày nọ, chồng mới và Lốc đi săn vắng nhà, đột nhiên người chồng cũ trở về và cho biết sở dĩ đi biền biệt là vì gặp giặc bắt lưu lạc trong rừng nay mới trốn thoát về được. Người vợ chỉ còn biết ôm chồng cũ khóc than, và dọn cơm rượu mời ăn. Khi chồng mới sắp về người vợ đưa chồng cũ ra đống rơm ẩn tạm. Chủ và tớ đi săn về được một con cầy. Chồng giục vợ đi sắm rượu để làm bữa nhậu.
Sự tích ông Công ông Táo - Ảnh 3
Vợ tất tả chạy ra ngoài, người chồng và đầy tớ đốt đống rơm để thui cầy. Lửa vô tình đốt cháy thiêu người chồng cũ đang ngủ say. Giữa lúc đó, người vợ về thấy chồng cũ đã chết đau đớn, tự cảm thấy như thể vì mình mà chồng cũ chết, nên nhảy vào đống lửa chết theo.Người chồng mới thấy vợ chết cũng đâm đầu vào lừa. Người đầy tớ vừa thương chủ vừa hối hận vì chính tay mình châm lửa thiêu chết người cũng nhảy nốt vào lửa chết theo.
Ba vợ chồng sau đó được Diêm Vương cho hóa làm ba ông đầu rau. Còn người đầy tớ được hóa làm đồ dùng chặn đống nhấm, quen gọi là “thằng Lốc”. Trong tranh vẽ Táo quân, thường thấy vẽ người đầy tớ có nghĩa đứng cạnh ba người.
Ý nghĩa của sự tích
Cả 3 tích truyện tuy có nhân vật hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là những nhân vật đều sống có nghĩa có tình. Người Việt xưa không bao giờ có thể chấp nhận việc đa phu, một bà hai ông. Người ta thường chỉ trích “Thế gian một vợ một chồng, không như vua bếp hai ông một bà”. Như vậy, điều mà tích truyện nhắc tới, đó không phải là cái lý, nhưng là cái tình nghĩa phu thê, sống chết cùng nhau.
Bên cạnh đó, các sự tích còn nhấn mạnh vai trò của bếp lửa trong mỗi gia đình. Bếp lửa ngoài công dụng nấu chín thực phẩm, còn là nơi cả gia đình quây quần bên nhau. Lễ hội bao giờ cũng gắn bó với nghi thức thắp lửa thiêng. Lửa xua đuổi thú dữ, tạo bầu không khí ấm áp…Không gia đình nào là không có bếp lửa. Ngày nào lửa không bén trên bếp, ngày ấy là một ngày gia đình thiếu hơi ấm, thiếu tình thương.
Chương Tương (Báo | Đời Sống Pháp Luật)

Trầm Hương Pháp Bảo

“tìm về thiên nhiên”
Sản Xuất và Phân Phối Sỉ và Lẻ Nhang Trầm Nguyên Chất Thác Khói Trầm HươngNhang Quế Sạch Tự Nhiên.
“Nhang sạch – Vì Sức khỏe của Bạn và Cộng đồng”
Tuyển Đại Lý và CTV Toàn Quốc
Address:145/44/16 Đường TX52, P.Thạnh Xuân, Q12
Website:TramHuongPhapBao.com
facebook.com/tramhuongphapbao
Hotline: 0938007306
(0)
.
Chat Zalo
0938.007.306